Giới thiệu giống cam đường canh
- Cam đường canh, cam canh, cam đường, quít đường là tên gọi chung của giống cam Đường Canh.
- Đây là cây thuộc họ nhà quít, quả to hơn một chút, thường từ 100-250 gram/quả và được trồng lần đầu tại xã Vân Canh huyện Hoài Đức- Hà Nội
- Cam Canh có thể trồng ở nhiều địa phương trong nước, có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai.
* Đặc tính của cây
- Cây sinh trưởng khoẻ , ít gai hoặc không có gai chiều cao trung bình khi ra hoa và cho quả là 1,5-1.7m. Đường kính tán từ 2-2.5m
- Lá có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá.
- Quả hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc; giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng.
- Thịt quả mọng nước, ít hạt vách múi hơi dai, ít xơ bã, ngọt mát nếu là giống chín muộn, giống chín sớm có vị ngọt đậm.
- Cam đường canh là giống có năng suất cao, thích nghi rộng, trồng được trên núi cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước.
- Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt. Nếu trồng mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50 tấn/ha.
Trồng và chăm sóc cây Cam Canh
- Yêu cầu đất trồng có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nặng, tưới tiêu chủ động.
- Thời vụ trồng: Tháng 2 – 4. hoặc tháng 8-10 âm lịch
- Kích thước hố trồng: 40 x 40 x 50cm.
- Bón phân: 15-20kg phân hữu cơ hoai mục + 0,3kg vôi bột + 0,5 kg Đầu trâu NPK 13-13-13+TE + 0,3kg Super lân, trộn đều với lớp đất đào mặt hố để bón lót trước trồng.
- Mật độ: 50 cây/sào (360m2). Khoảng cách: 2,5 x 3cm/cây.
- Sau trồng đến vườn cam khép tán: Mỗi năm tăng lượng phân bón/1 gốc là: 10 – 15kg phân hữu cơ vi sinh + 0,3 kg Đầu trâu NPK 20-20-15+TE + 0,2 kg bột đậu tương (hoặc 0,3 kg bột ngô đỏ) + 0,3kg tro bếp + 0,3kg Super lân.
- Bón theo rãnh đào dưới hình chiếu tán cây. Bón 2 lần/năm vào tháng 1 – 2 và tháng 9 – 10. Lưu ý: Không sử dụng phân N; P; K đơn để chăm bón cho vườn cam.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.